BỐN HỌC THUYẾT TRUYỀN THÔNG – Để nhìn nhận sự khác biệt của hệ thống truyền thông giữa các nước một cách toàn diện nhất, phải nhìn vào hệ thống xã hội mà chúng đang hoạt động. Để xem xét hệ thống xã hội trong mối quan hệ với báo chí, phải xem những niềm tin và quan niệm cơ bản của xã hội đó: Đặc tính con người, xã hội đất nước, mối quan hệ giữa con người với đất nước đó, của tri thức và sự thật.
Cuốn sách nêu ra bốn học thuyết truyền thông của xã hội phương tây bao gồm: + Thuyết độc đoán: hình thành từ thế kỷ mà chế độ độc tài về chính trị cầm quyền từ thời plato đến Machiavelli + Thuyết tự do: hình thành từ thời Milton, locke, Mill và thời kỳ phục hưng + Thuyết trách nhiệm xã hội: hình thành từ thời cải cách truyền thông và trong những nghi ngờ của triết lý thời kỳ phục hưng + Thuyết toàn trị xô viết: Hình thành trong thời Marx, Leenin, stalin và Đảng cộng sản Liên Xô Ở mỗi chương trong cuốn sách sẽ bao gồm lời giới thiệu về tác phẩm, phong cách và ý kiến của các tác giả. Đây là cuốn sách gối đầu giường của các học giả, sinh viên và nhà hoạt động trong lĩnh vực báo chí – truyền thông và khoa học chính trị ở các nước phát triển.